Nhóm sản phẩm: Thuốc có nguồn gốc Thảo dược, Động vật
Dạng bào chế:Viên nang mềm
Đóng gói:Hộp 20 vỉ x 5 viên
Thành phần:
Sữa ong chúa 50mg, cao Lô hội 3mg, retinol acetat 2000IU, sắt fumarat 25mg, magnesi oxid 40mg, kẽm oxid 10mg, dicalci phosphat 120mg
Chỉ định:
Bồi bổ cơ thể, giúp tăng cường sinh lực, chống suy nhược & kích thích ăn ngon miệng.
Dùng thuốc đẻ phòng chứng bệnh thiếu hụt vitamin và khoáng chất của trẻ em.
Theo các tài liệu tham khảo nổi tiếng Hoa Kỳ, Sữa Ong Chúa có những hiệu quả tuyệt vời không ngờ để có thể giúp hỗ trợ điều trị các chứng bệnh sau đây:
Da nám, da nhăn nheo, da bị mụn, da đồi mồi.
Mất ngủ kinh niên, ngủ không yên giấc.
Liều lượng – Cách dùng
Cách dùng
Dùng uống.
Liều dùng
Ngày uống 1 viên sau bữa ăn hoặc lúc bụng đói, mỗi hũ uống được hai tháng. Nếu muốn giúp cho bệnh mất ngủ thì nên uống ngay sau bữa ăn tối.
Ngoài ra một số ít phụ nữ ở tuổi mãn kinh cũng phải dùng 2 viên hoặc hơn mới đạt được kết quả mỹ mãn hầu giúp giảm thiểu tối đa các triệu chứng khó chịu khi mãn kinh.
Tác dụng phụ:
Táo bón, tiêu chảy, đau bụng.
Buồn nôn, dị ứng, phát ban.
Khi những tác dụng phụ này xuất hiện thì nên tiến hành thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất.
Thông tin thành phần Vitamin A
Dược lực:
Vitamin A là vitamin tan trong dầu.
Dược động học :
– Hấp thu: vitamin A hấp thu được qua đường uống và tiêm. Để hấp thu được qua đường tiêu hoá thì cơ thể phải có đủ acid mật làm chất nhũ hoá.
– Phân bố: Vitamin A liên kết với protein huyết tương tháp, chủ yếu là alfa-globulin, phân bố vào các tổ chức củacơ thể, dự trữ nhiều nhất ở gan.
– Thải trừ: thuốc thải trừ qua thận và mật.
Tác dụng :
Trên mắt: vitamin A có vai trò quan trọng tạo sắc tố võng mạc giúp điều tiết mắt, mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng.
– Cơ chế: trong bóng tối vitamin A(cis-retinal) kết hợp với protein là opsin tạo nên sắc tố võng mạc rhodópin là sắc tố nhạy cảm với ánh sáng có cường độ thấp giúp mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng. KHi ra ánh sáng, rhodopsin lại phân huỷ giải phóng ra opsin và trans-retinal. Sau đó, trans-retinal lại chuyển thành dạng cis-retinal. Do đó nếu cơ thể thiếu vitamin A, khả năng nhìn trong tối giảm gây bệnh quáng gà, nếu không điều trị kịp thời sẽ mù loà.
Trên da và niêm mạc: Vitamin A rất cần cho quá trình biệt hoá các tế bàobiểu mô ở da và niêm mạc, có vai trò bảo vệ sự toàn vẹn của cơ cấu và chức năng của biểu mô khắp cơ thể, nhất là biểu mô trụ của nhu mô mắt.
Vitamin A làm tăng tiết chất nhầy và ức chế sự sừng hoá. Khi thiếu vitamin A, quá trình tiết chất nhày bị giảm hoặc mất, biểu mô sẽ bị teo và thay vào đó là các lớp keratin dày lên làm da trở lên khô, nứt nẻ và sần sùi.
Trên xương: vitamin A có vai trò giúp cho sự phát triển xương và tham gia vào quá trình phát triển cơ thể, đặc biệt ở trẻ em. Nếu thiếu vitamin A trẻ em sẽ còi xương, chậm lớn.
Trên hệ miễn dịch: vitamin A giúp phát triển lách và tuyến ức là 2 cơ quan tạo ra lympho bào có vai trò miễn dịch của cơ thể,tăng tổng hợp các protein miễn dịch.
Trong thời gian gần đây, có nhiều nghiên cứu chứng minh vitamin A và tiền chất caroten có tác dụng chống oxy hóa và tăng sức đề kháng của cơ thể. Khi thiếu vitamin A cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn và dễ nhạy cảm với các tác nhân gay ung thư.
Khi thiếu vitamin A còn dễ tổn thương đường hô hấp, tiết niệu, sinh dục và thiếu máu nhược sắc.
Chỉ định :
Trẻ em chậm lớn, mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp.
Quáng gà, khô mắt, rối loạn nhìn màu mắt.
Bệnh vẩy cá , bệnh trứng cá, chứng tóc khô dễ gãy, móng chân, móng tay bị biến đổi. Hội chứng tiền kinh, rối loạn mãn kinh, xơ teo âm hộ.
Chứng mất khứu giác, viêm mũi họng mãn, điếc do nhiễm độc, ù tai.
Nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hóa, phòng thiếu hụt Vitamin A ở người mới ốm dậy, phụ nữ cho con bú, cường giáp.
Liều lượng – cách dùng:
– Nhu cầu hằng ngày của trẻ em là 400 microgam (1330 đvqt), và của người lớn là 600 microgam (2000 đvqt) (theo Viện Dinh dưỡng Việt Nam).
– Thiếu vitamin A và hậu quả của nó là một vấn đề lớn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam và trẻ em là những người đặc biệt dễ bị tác hại. Hàng năm, ở Việt Nam có chiến dịch cho trẻ em uống vitamin A trên quy mô toàn quốc. Những yếu tố chính làm cho tình trạng thiếu vitamin A xuất hiện là: chế độ ăn nghèo vitamin A, nhiễm khuẩn (đặc biệt là sởi, bệnh hô hấp cấp) và ỉa chảy.
– Chương trình Tiêm chủng mở rộng của Tổ chức Y tế Thế giới khuyên nên cho trẻ 6 tháng tuổi uống thêm 100.000 đơn vị; liều này có tác dụng bảo vệ cho đến khi trẻ được tiêm phòng sởi vào lúc 9 tháng tuổi, và vào lúc này có thể cho trẻ ở những vùng có nguy cơ cao uống thêm một liều nữa. Ngoài ra, theo Chương trình chăm sóc sức khỏe, nên cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi cứ 3 – 6 tháng một lần uống một liều 200.000 đơn vị. Tổ chức Y tế Thế giới cũng khuyến dụ cho người mẹ uống 200.000 đơn vị ngay sau lúc sinh hoặc trong vòng 2 tháng sau khi sinh.
– Có thể uống vitamin A hằng ngày với liều thấp hoặc có thể uống liều cao hơn nhưng phải cách quãng, thời gian cách nhau tùy theo liều uống nhiều hay ít để tránh liều gây ngộ độc cấp hay mạn tính.
Liều thường dùng cho người lớn và thiếu niên
– Phòng ngừa thiếu vitamin A (uống hàng ngày):
Nam: 800 – 1000 microgam (2665 – 3330 đvqt).
Nữ: 800 microgam (2665 đvqt).
– Người mang thai: 800 – 900 microgam (2665 – 3000 đvqt).
– Người cho con bú: 1200 – 1300 microgam (4000 – 4330 đvqt).
Liều thường dùng cho trẻ em
Phòng ngừa thiếu vitamin A (uống hàng ngày):
Từ khi sinh đến 3 tuổi: 375 – 400 microgam (1250 – 1330 đvqt).
4 – 6 tuổi: 500 microgam (1665 đvqt).
7 – 10 tuổi: 700 microgam (2330 đvqt).
Ðiều trị và phòng ngừa thiếu vitamin A có thể uống liều cao cách quãng như sau:
– Phòng ngừa thiếu vitamin A: Uống vitamin A (dạng dầu hay dạng nước, dạng nước thường được ưa chuộng hơn). Có thể tiêm bắp chế phẩm vitamin A dạng tan trong nước (dạng tan trong dầu được hấp thu kém). Ðể đề phòng bệnh khô mắt gây mù loà thì cứ 3 – 6 tháng một lần uống một liều tương đương với 200.000 đơn vị. Trẻ dưới 1 tuổi uống liều bằng một nửa liều trên.
– Ðiều trị thiếu vitamin A: Ðể điều trị bệnh khô mắt thì sau khi chẩn đoán phải cho uống ngay lập tức 200.000 đơn vị vitamin A. Ngày hôm sau cho uống thêm một liều như thế. Sau hai tuần cho uống thêm một liều nữa. Nếu người bệnh bị nôn nhiều hay bị ỉa chảy nặng thì có thể tiêm bắp 100.000 đơn vị vitamin A dạng tan trong nước. Trẻ em dưới 1 tuổi dùng liều bằng nửa liều trên.
– Ðối với bệnh xơ gan nguyên phát do mật hay bệnh gan mạn tính có ứ mật: Thường cho người bệnh uống thêm vitamin A vì những người này thường bị thiếu hụt vitamin A.
– Một số bệnh về da: Thuốc bôi vitamin A được dùng để điều trị bệnh trứng cá hay vẩy nến; ngoài ra còn dùng phối hợp với vitamin D để điều trị một số bệnh thông thường của da kể cả loét trợt.
Chống chỉ định :
Dùng đồng thời với dầu parafin.
Người bệnh thừa vitamin A.
Nhạy cảm với vitamin A hoặc thành phần khác trong chế phẩm.
Tác dụng phụ
Thường do quá liều, ngừng dùng thuốc. Phải tôn trọng liệu trình và khoảng cách giữa các đợt dùng thuốc (không được dùng quá 100.000UI/lần).
Thông tin thành phần Ferrous fumarate
Dược lực:
Là loại muối sắt vô cơ, bổ sung yếu tố vi lượng là ion sắt rất quan trọng trong cơ thể.
Dược động học :
Hấp thu sắt bị giảm khi có các chất chelat hoá hoặc các chất tạo phức trong ruột và tăng khi có acid hydrocloric và vitamin C. Do vậy đôi khi sắt được dùng phối hợp với vitamin C.
Sắt được dự trữ trogn cơ thể dưới 2 dạng: Ferritin và hemosiderin. Khoảng 90% sắt đưa vào cơ thể được thải qua phân.
Hấp thu sắt phụ thuộc vào số lượng sắt dự trữ, nhất là ferritin, ở niêm mạc ruột và vào tốc độ tạo hồng cầu của cơ thể.
Tác dụng :
Sắt cần thiết cho sự tạo hemoglobin, myoglobin và enzym hô hấp cytochrom C. Sắt được hấp thu qua thức ăn, hiệu quả nhất từ sắt trong thịt.
Bình thường sắt được hấp thu ở tá tràng và đầu gần hỗng tràng. Một người bình thường không thiếu sắt, hấp thu khoảng 0,5 – 1 mg sắt nguyên tố hàng ngày. Hấp thu sắt tăng lên khi dự trữ sắt thấp hoặc nhu cầu sắt tăng. Hấp thu sắt toàn bộ tăng tới 1 – 2 mg/ngày ở phụ nữ hành kinh bình thường và có thể tăng tới 3 – 4 mg/ngày ở người mang thai. Trẻ nhỏ và thiếu niên cũng có nhu cầu sắt tăng trogn thời kỳ phát triển mạnh.
Đôi khi acid folic được thêm vào sắt để dùng cho người mang thai nhằm phòng thiếu máu hồng cầu khổng lồ. Phối hợp acid folic với sắt có tác dụng tốt đối với thiếu máu khi mang thai hơn là khi dùng một chất đơn độc.
Chỉ định :
Phòng và điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt như: sau cắt dạ dày, hội chứng suy dinh dưỡng và mang thai.
Liều lượng – cách dùng:
Thuốc được hấp thu tốt hơn nếu uống lúc đói, nhưng thuốc có khả năng gây kíhc ứng niêm mạc dạ dày, nên thường uống thuốc trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ. Uống thuốc với ít nhất nửa cốc nước. Không nhai viên thuốc khi uống.
Bắt đầu dùng liều tối thiểu và tăng khi đáp ứng với thuốc.
Liều sau đây tính theo sắt nguyên tố (đường uống):
Người lớn:
Bổ sung chế độ ăn: nam 10 mg sắt nguyên tố/ngày, nữ 15 nmg sắt nguyên tố/ngày.
Điều trị: 2 – 3 mg sắt nguyên tố /kg/ngày chia làm 2 – 3 lần. Sau khi lượng hemoglobin trở lại bình thường, tiếp tục điều trị trong 3 – 6 tháng.
Trẻ em:
Bổ sung chế độ ăn: trẻ em dưới 12 tháng tuổi: 6 mg sắt nguyên tố/ngày; 1 – 10 tuổi: 10 mg sắt nguyên tố/ngày (nữ), 12 mg sắt nguyên tố/ngày.
Người mang thai:
nhu cầu sắt gấp đôi bình thường, cần bổ sung chế độ ăn để đạt 30 mg sắt nguyên tố/ngày.
Điều trị:
60 -100 mg sắt nguyên tố/ngày, kèm theo 0,4 mg acid folic, chia làm 3 – 4 lần/ngày.
Chống chỉ định :
Mẫn cảm với sắt (II) sulfat.
Cơ thể thừa sắt: bệnh mô nhiễm sắt, nhiễm hemosiderin và thiếu máu tan máu.
Hẹp thực quản, túi cùng đường tiêu hoá.
Viên sắt sulfat không được chỉ định cho trẻ dưới 12 tuổi và người cao tuổi.
Tác dụng phụ
Không thường xuyên: một số phản ứng phụ ở đường tiêu hoá như đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón. Phân đen (không có ý nghĩa lâm sàng). Răng đen (nếu dùng thuốc nước): nên hút bằng ống hút.
Trong rất ít trường hợp, có thể thấy nổi ban da.
Đã thấy thông báo có nguy cơ ung thư liên quan đến dự trữ quá thừa sắt.